Vụ tấn công kỳ quặc vào Căn cứ Không quân Nevatim

Ít nhất 7 tên lửa Iran đã đánh trúng căn cứ không quân Nevatim trên sa mạc Negev, nơi triển khai chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35I Adir của Israel.

Cuộc tấn công trả đũa của Iran đối với Israel diễn ra vào đêm 13-14/4, tức là Tehran đã mất gần hai tuần để chuẩn bị.

Khi quy mô của nó được công bố, người ta mới hiểu rõ tại sao phải mất nhiều thời gian như vậy.

Theo dữ liệu sơ bộ, khoảng 5.000 loại đạn dược khác nhau đã được bắn về phía nhà nước Do Thái, bao gồm máy bay không người lái kamikaze thuộc dòng Shahed, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Các cuộc tấn công được phối hợp thực hiện cả từ các khu vực lãnh thổ phía Tây Iran và từ Iraq, Syria, Lebanon và Yemen. Để làm quá tải hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Israel, lực lượng Hezbollah ở Lebanon đã sử dụng các cuộc tấn công ồ ạt bằng MLRS vào Israel.

Hàng trăm máy bay không người lái cảm tử và tên lửa đạn đạo đã được bắn vào các cơ sở quân sự ở Tel Aviv và nhiều vùng khác nhau của đất nước.

Mặc dù theo phía Israel thông báo, hầu hết vũ khí đã bị hệ thống phòng không đánh chặn thành công nhưng ít nhất 7 tên lửa đạn đạo đã bắn trúng căn cứ Không quân Nevatim của Israel trên sa mạc Negev. Đoạn video về vụ tấn công này đã được đăng tải trên Internet.

Tuy nhiên, các chuyên gia khi bình luận về cuộc tấn công ban đêm của Iran, lưu ý một số điều kỳ lạ đi kèm với nó, đặc biệt là việc căn cứ không quân Nevatim, một cơ sở quân sự quan trọng triển khai các máy bay chiến đấu F-35I Adir thế hệ thứ năm, đã không bị thiệt hại nghiêm trọng.

Điều này chỉ có thể xảy ra khi máy bay và nhân viên của căn cứ không quân này đã được sơ tán trước.

Giả thuyết này được củng cố bởi thực tế là căn cứ tiếp tục tiếp nhận và điều động máy bay và đại diện IDF trong tuyên bố chính thức của mình chỉ nói về “thiệt hại nhỏ” mà cơ sở này nhận được.

Tổn thất được công bố cho một cuộc tấn công lớn như vậy là rất nhỏ, điều này khiến một số nhà quan sát đưa ra giả thuyết về một loại “thỏa thuận” bất thành văn nào đó.

Họ nói rằng người Iran đã cảnh báo trước địa điểm sẽ bị tấn công, còn người Israel đã trong tình trạng cảnh giác và đánh chặn hầu hết mọi thứ nên hầu như không gây thiệt hại.

Tên lửa đạn đạo của Iran vẫn có thể đánh trúng những cơ sở được bảo vệ chu đáo nhất của Israel.

Giả sử đó là vụ tấn công bất ngờ vào cơ sở hạt nhân Dimona cũng nằm trên sa mạc Negev thì hậu quả sẽ ra sao? Điều này cho thấy rõ ràng thiện chí của Tehran là không muốn leo thang xung đột.

Như vậy, đây là cách Tehran giữ thể diện sau cuộc tấn công táo bạo của IDF vào cơ quan ngoại giao của họ ở Damascus, đồng thời việc họ cố tình trì hoãn thời điểm và tiết lộ thông tin địa điểm tấn công là nhằm giảm thiểu thiệt hại trong vụ đáp trả, không cho Israel lý do để tiếp tục leo thang căng thẳng.

Theo chiều ngược lại, Israel đã tuyên bố về kế hoạch tấn công trả đũa Iran, theo yêu cầu của phía Mỹ, là sẽ phải được phối hợp với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ thông báo rõ quan điểm là Washington không có ý định tham gia các hoạt động tấn công chống lại Iran.

Tổng hợp lại, theo các chuyên gia, tất cả những sự thật này chỉ cho thấy rằng sẽ không xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn giữa Iran và Israel trong tương lai gần.

Cả hai bên đều phải giữ thể diện, tỏ ra quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực nhưng không muốn leo thang xung đột nên vụ tấn công vừa qua đã đảm bảo nguyên tắc là cả hai bên đều hài lòng.

Vì Iran và Israel không có đường biên giới chung nên không thể xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện với các hoạt động trên bộ giữa hai nước này. Các đối tác phương Tây cũng không sẵn lòng tham gia can thiệp quân sự vào Iran với tư cách cá nhân hay trong một liên minh lớn hơn.

Các lựa chọn thực sự duy nhất còn lại của Tel Aviv là các hành động theo hình thức tấn công vào các nhóm vũ trang được Tehran hậu thuẫn ở lãnh thổ nước ngoài, cùng với đó là việc Israel với Iran có thể trao đổi các cuộc không kích lẫn nhau một cách vô hại như vừa qua.

Link nội dung: https://asean24h.net/vu-tan-cong-ky-quac-vao-can-cu-khong-quan-nevatim-67645.html