Tính tạo dòng tiền bằng điện mặt trời ư, đây có thể là 'lỗ hổng kinh tế' bạn nên tham khảo?

Đây là nhận định đến từ cây viết Ethan Zack của Slash Gear.

Bao lâu thì điện mặt trời tạo dòng tiền?

Tạo dòng tiền là việc nỗ lực để có dòng tiền thụ động, thu nhập thụ động, kiếm tiền thụ động mà không phải bỏ công sức lao động.

Tạo ra dòng tiền thụ động là tạo ra tài sản thu nhập - chính là công cụ thay thế bạn làm việc và kiếm tiền. Về lý thuyết có thể ví dụ như sở hữu một ngôi nhà trống không sử dụng và cho thuê hàng tháng.

Nói tới điện mặt trời thì đây rõ ràng là một giải pháp bảo vệ môi trường và không những vậy nó có thể làm giảm hóa đơn điện hàng tháng của bạn.

Và với một số người thì lợi ích thứ hai có thể thu hút nhiều hơn cái thứ nhất và họ coi rằng hệ thống điện mặt trời cũng có thể là tài sản thu nhập.

Vấn đề là lắp đặt điện mặt trời không rẻ - và nhiều người dùng cho rằng nó sẽ "tự trả góp" cho chi phí đầu tư ban đầu thông qua số tiền tiết kiệm được trên hóa đơn điện. Nhưng vẫn tồn tại câu hỏi bao lâu thì điện mặt trời sẽ "tự trả góp" xong và ra tạo dòng tiền?

Tính tạo dòng tiền bằng điện mặt trời ư, đây có thể là 'lỗ hổng kinh tế' bạn nên tham khảo?- Ảnh 1.

Hình minh họa.

Dựa trên ước tính từ các nguồn như SolarReviews và Palmetto, tôi (Ethan Zack) cho rằng câu trả lời cho người Mỹ là có thể mất tới một thập kỷ.

Công thức này bao gồm một số yếu tố, trong đó đầu tiên là số tiền phải chi cho khoản đầu tư ban đầu. Theo Consumer Afs, giá trung bình của một tấm pin mặt trời 6 kW ở Mỹ là 17.852 USD (hơn 452 triệu đồng) và 1/3 trong giá trị đó được chính phủ trợ giá.

2/3 còn lại rõ ràng đến từ phần tiết kiệm trên hóa đơn điện hàng tháng.

Một báo cáo từ Gitnux chỉ ra rằng các tấm pin mặt trời cho phép một hộ gia đình trung bình tiết kiệm 85 USD mỗi tháng. Điều đó có nghĩa là mỗi năm, một người Mỹ trung bình sẽ tiết kiệm được 1.020 USD, tương đương khoảng 1/10 chi phí lắp đặt hệ thống.

Tất nhiên vẫn sẽ có nhưng sai số liên quan tới số giờ nắng ở nơi lắp đặt điện mặt trời, số tấm pin được lắp đặt...

"Lỗ hổng kinh tế"?

Giống như bất kỳ công nghệ nào tiếp xúc với các yếu tố thời tiết, các tấm pin mặt trời cuối cùng sẽ giảm hiệu quả hoặc hỏng hẳn.

Thật không may là thay vì chỉ sửa chữa, nhiều khả năng người dùng sẽ phải thay thế hoàn toàn các tấm pin mặt trời khi chúng hết tuổi thọ.

Tính tạo dòng tiền bằng điện mặt trời ư, đây có thể là 'lỗ hổng kinh tế' bạn nên tham khảo?- Ảnh 2.

Hình minh họa.

Điểm cuối hữu hạn đó sẽ đặt ra giới hạn về số tiền mà người dùng có thể kỳ vọng tiết kiệm được trong thời gian dài từ việc sử dụng điện mặt trời.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời Hoa Kỳ, trung bình 1 hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ từ 20 đến 30 năm trước khi cần phải thay thế.

Khi tính đến khoảng thời gian bắt đầu tạo dòng tiền ở phần trước của bài viết với ước tính là 10 năm - có nghĩa là khi đó các tấm pin mặt trời sẽ chỉ còn từ 2/3 đến 1/2 thời gian sống để kiếm tiền.

Nếu người dùng vẫn tiếp tục ở tại chỗ và sử dụng trong ít nhất là 10 năm sau điểm hòa vốn, họ sẽ dư tiền để đầu tư miễn phí một hệ thống điện mặt trời mới. Và nếu đó là 20 năm thì họ đã "để ra" một khoản tiết kiệm tương đương chi phí đầu tư năm trước.

Nhưng có một "lỗ hổng kinh tế" đó là trong trường hợp người dùng có ý định bán đi bất động sản có hệ thống điện mặt trời trên đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng chính chúng có thể làm tăng giá trị tổng thể trên thị trường bất động sản ở Mỹ.

Theo một báo cáo vào năm 2019 của Zillow, những ngôi nhà được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời hiện được bán với giá cao hơn 4% (khoảng 9.274 USD/235 triệu đồng) so với những ngôi nhà không có.

Giá trị này có thể thay đổi tùy theo vị trí nhưng hầu hết các khu vực lớn ở Mỹ dường như đi theo xu hướng này.

Do vậy với những người Mỹ đang cân nhắc việc bán đi bất động sản trong tương lai gần - thì về mặt kỹ thuật có thể thu hồi lại khoản đầu tư cho điện mặt trời trong thời gian ngắn hơn nhiều so với thời gian hoàn vốn thông thường kéo dài hàng thập kỷ.

Ước tính hệ thống điện mặt trời hòa lưới 6 kW trên diện tích 24 m2 với sản lượng điện hàng tháng từ 600 đến 750 kW ở Việt Nam có giá từ 85 đến 90 triệu đồng tùy đơn vị triển khai.

Chi phí đầu tư cho hệ thống điện mặt trời độc lập (không hòa lưới) với cùng công suất được cho là cao hơn đáng kể và từ 120 triệu đồng. Phần chênh lệch này chủ yếu đến từ chi phí cho các giải pháp lưu điện.

Tính tạo dòng tiền bằng điện mặt trời ư, đây có thể là 'lỗ hổng kinh tế' bạn nên tham khảo?- Ảnh 3.

Hình minh họa.


Link nội dung: https://asean24h.net/tinh-tao-dong-tien-bang-dien-mat-troi-u-day-co-the-la-lo-hong-kinh-te-ban-nen-tham-khao-68970.html