The Telegraph: Trung Quốc nắm giữ một ‘vũ khí’ có thể làm lung lay thế thống trị của đồng đô la Mỹ

Trung Quốc được cho là đang tăng cường đa dạng hóa danh mục dự trữ nhằm giảm bớt phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

The Telegraph: Trung Quốc nắm giữ một ‘vũ khí’ có thể làm lung lay thế thống trị của đồng đô la Mỹ- Ảnh 1.

Bài viết thể hiện quan điểm của Julian Jessop - cây bút kinh tế của tờ The Telegraph (Anh)

Một số nhà bình luận đã dành nhiều thập kỷ để dự đoán về sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ với tư cách là đồng tiền dự trữ quốc tế của thế giới. Ngày đó có thể đang đến gần hơn, và như thường lệ, Trung Quốc có thể đang nắm giữ chìa khóa cho việc này.

Thời gian gần đây, các ngân hàng trung ương tăng cường đa dạng hóa danh mục dự trữ, từ đó giảm tỷ trọng dự trữ ngoại tệ Mỹ (chủ yếu là trái phiếu kho bạc).

Dữ liệu của IMF cho thấy tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm, ở mức 59%, vào cuối năm 2020, so với 71% vào năm 1999.

Kể từ đó, xu hướng giảm có dấu hiệu tạm dừng nhưng dữ liệu gần đây gây thêm chú ý bởi sức mạnh của đồng đô la, kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh và lãi suất cao. Những yếu tố này khiến dự trữ bằng đồng đô la giảm và thay thế bởi các loại tiền tệ khác, đồng thời thúc đấy việc đa dạng hóa danh mục dự trữ ngoài đồng bạc xanh.

Là một phần của xu hướng này, các ngân hàng trung ương đã tăng cường mua vàng. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) dẫn đầu khi mua ròng trong 17 liên tiếp. Vàng được coi như một kênh trú ẩn an toàn, hàng rào chống lạm phát và một phương tiện để đa dạng hóa rủi ro.

Theo Hội đồng vàng thế giới, năm 2023, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã mua 225 tấn vàng. Tính đến tháng 3, dự trữ vàng của nước này tăng lên 2.262 tấn.

Điều đáng chú ý là người dân Trung Quốc cũng ồ ạt mua vàng trong bối cảnh thị trường vốn và bất động sản trong nước đang hoạt động kém.

Trung Quốc cũng không phải là nước duy nhất mua nhiều vàng. Theo dữ liệu mới nhất, trong 3 tháng đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ mua khoảng 30 tấn vàng, cao hơn Trung Quốc (27 tấn), và Ấn Độ (18,5 tấn).

Có những lợi thế chiến lược rõ ràng để Trung Quốc đa dạng hóa danh mục tài sản, phần lớn là do căng thẳng địa chính trị.

Cây bút Matthew Henderson của tờ The Telegraph (Anh) nhận định việc chuyển hướng sang vàng đã giúp Trung Quốc xây dựng một kho dự trữ an toàn trước các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nga cũng làm như vậy và các quốc gia khác có thể làm theo.

Việc dự trữ vàng cũng có thể là lời cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sử dụng lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ mà nước này nắm giữ như một vũ khí trước các lệnh trừng phạt của Mỹ. Lý do là bán phá giá lượng lớn trái phiếu Mỹ có thể làm tăng chi phí đi vay, không chỉ ở Mỹ mà còn ở phương Tây.

Có thể sự thống trị của đồng đô la Mỹ tiếp tục bị xói mòn nhưng điều này chỉ đơn giản diễn ra dưới hình thức tái cân bằng dần dần đối với các loại tiền tệ phương Tây khác, bao gồm đồng euro, cũng như đô la Úc và Canada.

Đồng yên Nhật hiện có vẻ rẻ đáng kể, và lãi suất trái phiếu cuối cùng cũng bắt đầu tăng lên mức có thể thu hút nhà đầu tư quốc tế. Đồng bảng Anh vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dự trữ ngoại tệ toàn cầu (khoảng 5%) so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (dưới 3%). Ngoài ra, mặc dù Bắc Kinh tăng cường mua vàng nhưng kim loại quý này chỉ chiếm khoảng 4,6% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, kém hơn một nửa so với Ấn Độ.

Khả năng tránh các biện pháp trừng phạt bằng cách đa dạng hóa đồng đô la cũng bị hạn chế bởi khả năng các đồng minh của Mỹ sẽ phối hợp phản ứng trước mối đe dọa mới từ Trung Quốc. Thị trường vàng đơn giản là không đủ lớn để hấp thụ toàn bộ số vốn mà Trung Quốc gửi ra nước ngoài.

Nhưng trong trường hợp xấu nhất, giá trị đồng đô la giảm mạnh có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể ở phương Tây, bao gồm tác động đến lãi suất cao ở Anh và phần còn lại của châu Âu.

Link nội dung: https://asean24h.net/the-telegraph-trung-quoc-nam-giu-mot-vu-khi-co-the-lam-lung-lay-the-thong-tri-cua-dong-do-la-my-69477.html