Vạch kẻ đường hình tam giác ngược có ý nghĩa gì?
Vạch kẻ đường hình tam giác ngược thường được dùng để chỉ loại vạch 7.2 - "Vạch nhường đường" theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.
Ý nghĩa sử dụng để báo hiệu cho xe phải đi chậm hoặc dừng lại khi cần thiết để nhường đường cho các phương tiện hoặc người trên các hướng giao thông khác được di chuyển trước. Vạch 7.2 được sử dụng kết hợp với biển W.208 - “Giao với đường ưu tiên”.
Có thể sử dụng một trong hai mẫu vạch nhường đường như sau:
Mẫu 1: Vạch nhường đường là vạch đôi, nét đứt, đi kèm với một hình tam giác ngược, tất cả đều màu trắng. Vạch được kẻ ngang trên toàn bộ bề rộng đường của hướng xe chạy. Chi tiết kích thước vạch xem Hình G.49.
Mẫu 2: Vạch nhường đường có hình tam giác cân màu trắng, đáy của tam giác hướng về đường ưu tiên rộng 50 cm chiều cao của tam giác là 70 cm. Hai mép kề nhau của 2 tam giác cách nhau 30 cm. Chi tiết xem trên Hình G.50.
Vạch nhường đường cần đặt ở vị trí mà lái xe có thể dễ dàng quan sát. Tại các nút giao cùng mức, vạch nhường đường nên đặt trùng với đường kéo dài của bó vỉa trục đường giao khi trên nhánh dẫn không bố trí vạch đi bộ cắt qua đường. Nếu trên nhánh dẫn có bố trí vạch đi bộ cắt qua đường thì vạch giảm tốc độ nhường đường nên đặt cách mép vạch người đi bộ qua đường (1,5 m - 3,0 m).
Không tuân thủ vạch kẻ đường hình tam giác ngược bị phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ như sau: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Như đã đề cập, các phương tiện tham gia giao thông khi thấy vạch kẻ đường hình tam giác ngược phải chú ý quan sát để nhường đường cho các phương tiện hoặc người trên các hướng giao thông khác được di chuyển trước.
Nếu không chú ý quan sát tại những nơi bố trí vạch kẻ đường này, người tham gia giao thông rất dễ gây tai nạn đáng tiếc. Lúc này, người điều khiển phương tiện không chỉ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông mà còn phải chịu trách nhiệm cho người bị tai nạn do mình gây ra.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, không tuân thủ vạch kẻ đường hình tam giác ngược, người tham gia giao thông sẽ bị phạt về lỗi không chấp các chỉ dẫn của vạch kẻ đường với mức phạt như sau:
Phương tiện |
Căn cứ pháp lý |
Mức xử phạt vi phạm hành chính |
Phạt bổ sung |
Ô tô |
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị thay thế bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng |
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng |
Xe máy |
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị thay thế bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng |
Xe máy chuyên dùng |
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng |
Xe đạp |
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng |
|
Tuệ Minh
Link nội dung: https://asean24h.net/quy-dinh-ve-vach-ke-duong-hinh-tam-giac-nguoc-tai-xe-can-biet-tranh-bi-xu-phat-71623.html