Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang trưng bày và lưu giữ hàng nghìn hiện vật quý giá, phản ánh những giai đoạn lịch sử và văn hóa.
Nằm trong khuôn viên bảo tàng, các hiện vật được trưng bày công phu, từ những kiệt tác nghệ thuật độc đáo đến những hiện vật lịch sử quý hiếm. Điều đáng chú ý là bộ sưu tập ngọc trai khổng lồ, khai phá từ vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Một số vỏ ốc, sinh vật biển khổng lồ được trưng bày tại bảo tàng.
Ngoài ra, tại Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu còn lưu giữ những kỷ vật, hiện vật từ các thời kỳ dựng nước, giữ nước của dân tộc ta qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
Vũ khí, thiết bị nghe, đồ dùng sinh hoạt thời chiến.
Du khách thích thú lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh về các hiện vật.
Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu còn là nơi lưu giữ "3 mặt nạ vàng" được công nhận là bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mặt nạ vàng Giồng Lớn được phát hiện qua 2 đợt khai quật lớn vào năm 2003 và 2005 trên diện tích gần 550m² tại Giồng Lớn, Long Sơn. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 2.308 hiện vật bằng nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có 3 chiếc mặt nạ vàng đặc biệt. Những hiện vật này đều có niên đại khoảng 2.000 năm, thuộc thời kỳ tiền Óc Eo.
Ngày 25/12/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận "ba mặt nạ vàng" Giồng Lớn - Long Sơn là bảo vật quốc gia và là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo các nhà khảo cổ, mặt nạ vàng này được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và lễ hội của người dân địa phương thời cổ đại. Đây được coi là một trong những hiện vật quý hiếm và đáng giá nhất của vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu.
3 chiếc mặt nạ vàng còn nguyên vẹn được tìm thấy là đồ tùy táng thuộc 3 ngôi mộ đặc biệt tại di chỉ khảo cổ này. Hiện vật được xác định có niên đại từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên (TCN).
3 mặt nạ vàng còn nguyên vẹn, độc đáo duy nhất chỉ có ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chưa có di tích khảo cổ nào ở Việt Nam phát hiện được đồ tùy táng bằng vàng có kích thước lớn, được chế tác cầu kỳ và có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, phản ánh những yếu tố về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo xuất hiện tại khu vực ven biển Đông Nam bộ.
Ngoài 3 mặt nạ trên, nơi trưng bày này còn trưng bày các hiện vật khác bằng vàng khác cũng có nguồn gốc khoảng 2.000 năm.
Trang sức cổ quý hiếm có niên đại gần 2.000 năm.
Trang sức được bảo vệ nghiêm ngặt tại bảo tàng.
Trang sức có niên đại khoảng 2.000 năm nhưng các đường nét rất tỉ mỉ.
Một chiếc xâu bằng vàng được lưu giữ cẩn thận tại khu trưng bày.
Bài, ảnh: Mỹ Hậu