Dưới đây là những sự kiện tài chính nổi bật trên thế giới trong tuần 2-6/9/2024:
1/ THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM MỸ – DỮ LIỆU QUAN TRỌNG CỦA CẢ THẾ GIỚI
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiến gần đến thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên sau nhiều năm. Trong bối cảnh đó, thị trường dồn sức chú ý tới dữ liệu việc làm của Mỹ, sẽ công bố vào ngày 6 tháng 9, để tìm kiếm manh mối xem Fed sẽ hành động quyết liệt như thế nào trong những tháng tới.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát tín hiệu rằng đã đến lúc bắt đầu giảm lãi suất và nhiều người trên thị trường kỳ vọng quá trình này sẽ bắt đầu bằng mức cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sẽ diễn ra trong các ngày 17-18 tháng 9.
Liên tiếp nhiều dấu hiệu về sự yếu kém của thị trường lao động Mỹ đã góp phần làm xáo trộn các thị trường vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, làm dấy lên nỗi sợ kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái và khiến các nhà đầu tư bán tháo những tài sản có mức độ rủi ro cao.
Kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất mạnh hơn đã làm giảm đồng USD, vốn đang dao động quanh mức thấp nhất trong một năm, một phần là do nhận đinihj rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ sắp xảy ra sẽ thu hẹp lợi thế lợi suất mà Mỹ có được so với nhiều nền kinh tế phát triển.
USD thấp nhất 13 tháng do Fed phát tín hiệu giảm lãi suất.2/ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BIẾN ĐỘNG
Cổ phiếu toàn cầu đã phục hồi trở lại mức cao gần kỷ lục sau khi giảm mạnh vào đầu tháng 8 do Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất gây ra những làn sóng bán tháo và biến động trên tất cả các thị trường. Song mọi thứ chưa dừng lại ở đó, có thể còn nhiều rắc rối hơn ở phía trước.
Các nhà phân tích của Bank of America cho biết biến động của thị trường chứng khoán có xu hướng tăng vào tháng 9 và tháng 10. Các nhà chiến lược của Citi cho rằng nhận định của thị trường về biến động của thị trường chứng khoán trong tương lai – chỉ số VIX – hiện đang quá thấp.
Đợt bán tháo đã bùng nổ trong tháng 8 khi các giao dịch kiếm lời dựa trên chênh lệch lãi suất - đánh cược vào việc lãi suất của Mỹ vẫn cao hơn nhiều so với lãi suất của Nhật Bản - đã tiêu tan niềm tin. Những nhà đầu cơ không thành công đã bán các tài sản khác để bù lỗ, dẫn tới xóa sổ khoảng 1 nghìn tỷ USD khỏi các cổ phiếu công nghệ của Mỹ.
Từ đó, thị trường đã chuyển sang quan điểm rằng việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ hỗ trợ cổ phiếu và trái phiếu, nhưng dữ liệu bất ngờ có thể làm gián đoạn thị trường tiền tệ và có khả năng gây thêm nữa những cú sốc tài sản chéo.
Thị trường biến động mạnh vào đầu tháng 8.3/ CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN NHIỀU VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ
Mùa hè ở Pháp đã kết thúc sau khi tổ chức thành công Thế vận hội. Pháp cần có một chính phủ và các thị trường quay trở lại theo dõi vấn đề cuộc khủng hoảng chính trị của Tổng thống Emmanuel Macron.
Những người theo chủ nghĩa xã hội và Đảng Xanh cho biết họ sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán tiếp theo với Macron, người đã đóng sầm cánh cửa vào một chính phủ của đảng cánh tả vốn có tiềm năng thắng cử.
Các nhà đầu tư, đang chờ đợi diễn biến tiếp theo. Trong quá trình đó, họ đang tránh xa cổ phiếu Pháp. Chỉ số chứng khoán Pháp CAC hiện vẫn thấp hơn 5% so với mức ghi nhận vào tháng 6/2024, trước khi ông Macron tuyên bố bầu cử bất thường, và hầu như không tăng trong năm nay, trong khi cổ phiếu Đức đã tăng 12%.
Đức cũng có những vấn đề riêng của mình. Hai tiểu bang miền Đông Đức sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 1 tháng 9, và kết quả đó có thể làm rung chuyển nền chính trị cả nước trước cuộc bầu cử liên bang vào năm 2025. Các đảng dân túy sẽ hoạt động tốt, trong khi nền kinh tế đang yếu đi – GDP suy giảm 0,1% trong quý 2. Chủ tịch Viện Ifo cho biết nền kinh tế Đức đang ngày càng rơi vào khủng hoảng.
Hiện tại, ở châu Âu, thị trường có thể sẽ tập trung vào thị trường Pháp trước, sau đó chuyển sang thị trường Đức.
Chỉ số chứng khoán Pháp và Đức.4/ NGÂN HÀNG NHẬT BẢN KHÔNG LÙI BƯỚC
Các quan chức Ngân hàng Nhật Bản không né tránh khả năng sẽ tăng lãi suất thêm nữa bất chấp việc thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn trong tháng 8 khi giám đốc BOJ Kazuo Ueda đột ngột thay đổi chính sách theo hướng thắt chặt tiền tệ, đi ngược với xu hướng của Mỹ (lo ngại về suy thoái kinh tế). Động thái đột ngột của BOJ đã dẫn tới sự đảo ngược mạnh mẽ những khoản đặt cược trên thị trường tiền tệ (nơi đồng yên liên tục suy giảm kéo dài trước khi BOJ tăng lãi suất) và gây ra đợt bán tháo cổ phiếu rộng rãi trên toàn cầu.
Phó Thống đốc BOJ, Ryozo Himino, đồng tình với ông Ueda khi nói rằng việc thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục nếu lạm phát diễn biến theo kỳ vọng của BOJ và thị trường cần được theo dõi chặt chẽ.
Tuy nhiên, diễn biến giá tiêu dùng ở Nhật Bản vẫn chưa rõ ràng: CPI ở Tokyo, thước đo cho CPI toàn quốc, đã tăng tốc lên 2,4% vào tháng 8, cao hơn mục tiêu 2% của BOJ. Mặc dù vậy, chỉ số lạm phát cốt lõi, không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng, chỉ đạt 1,3%.
Số liệu bán lẻ ở Nhật công bố vào cuối tháng 8 không thấp hơn dự kiến, trong khi chi tiêu hộ gia đình đã giảm hàng tháng kể từ tháng 2 năm ngoái. Bản cập nhật của loạt số liệu kể trên sẽ được công bố vào ngày 6 tháng 9.
Các chỉ số kinh tế quan trọng của Nhật Bản.5/ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÂU PHI - TRUNG QUỐC
Các quan chức chính phủ châu Phi, bao gồm các Tổng thống và Thủ tướng từ các quốc gia bao gồm Kenya, Senegal và Nam Phi, sẽ đến Bắc Kinh để tham dự Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi lần thứ chín.
Cuộc họp ba năm một lần - hội nghị thượng đỉnh chính về sự tham gia giữa hai bên - diễn ra sau khi dữ liệu cho thấy khoản vay hàng năm của Trung Quốc cho châu lục này đã tăng lên 4,6 tỷ USD vào năm ngoái - mức tăng đầu tiên kể từ năm 2016.
Tuy nhiên, con số này còn lâu mới đạt mức đỉnh điểm của năm 2012-2018, là hơn 10 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Sự suy giảm này là do áp lực trong nước của chính Trung Quốc và các vấn đề nợ nần của các nền kinh tế châu Phi, chẳng hạn như Ethiopia, Kenya và Zambia.
Tại hội nghị, các quan chức châu Phi sẽ mong muốn tìm kiếm cam kết từ Bắc Kinh về việc thúc đẩy tài chính và đầu tư, trong khi Ethiopia sẽ tập trung vào các cuộc đàm phán tái cấu trúc nợ.
Các khoản Trung Quốc cho châu Phi vay trong những năm qua.Tham khảo: Reuters