Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng

03/05/2024 00:15

Ít ai ngờ được rằng, ngôi nhà cũ kĩ kia lại có giá lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Ngôi nhà kỳ lạ

Đó là ngôi nhà của ông Dương, một lão nông sống tại ngôi làng nghèo Cao Củng Kiều ở huyện Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngôi nhà của ông có diện tích khoảng 300m2, gồm một sảnh ở giữa, 3 phòng ngủ và một bếp ở phía sau.

Cha của ông Dương vẫn luôn dặn dò ông rằng "Ngôi nhà này là "vật gia truyền" mà tổ tiên để lại, vô cùng quý giá, đừng có bán nó trừ phi gặp khó khăn không thể gánh vác".

Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng- Ảnh 1.

Ngôi nhà của ông Dương do tổ tiên để lại được dựng từ thời nhà Minh. (Ảnh: Sohu)

Theo những gì ông Dương nhớ lại, tổ tiên của ông là một quan chức cấp cao của nhà Minh. Sau khi về hưu, tổ tiên đã mang theo nhiều vàng bạc châu báu nhưng từ khi ngôi nhà dựng xong thì không còn gì.

Nó có nhiều điểm kỳ lạ mà hiếm ngôi nhà nào có được đó là dù lụp xụp nhưng không bị sập, chưa từng bị mối mọt, thậm chí những loài côn trùng như ruồi hay muỗi cũng không lảng vảng quanh nhà.

Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng- Ảnh 2.

Hầu hết ngôi nhà được làm từ gỗ kim tơ nam mộc quý giá. (Ảnh: Sohu)

Tờ People's Daily Online đưa tin, hóa ra, ngôi nhà này không hề tầm thường như vẻ ngoài, nó được dựng nên từ gỗ kim tơ nam mộc. Theo các chuyên gia phân tích, ngôi nhà này có từ thời kỳ năm 1573 - 1620, tức là năm Vạn Lịch của nhà Minh. Ngôi nhà được dựng lên từ 60 tấm gỗ sụ nam mộc lụa vàng dài 2m, tổng trọng lượng lên tới 200 tấn. Như vậy, căn nhà này đến nay đã có bề dày lịch sử hơn 400 năm, họ định giá ngôi nhà này giá trị lên tới 800 triệu NDT (hơn 2.800 tỷ đồng).

Gỗ kim tơ nam mộc là gì? Vì sao giá thành của nó lại cao như vậy?

Loại gỗ có giá "trên trời"

Vào ngày 5 tháng 7 năm 2021, tại Quý Châu, Trung Quốc, một cây gỗ Kim tơ nam mộc được rao bán với giá 2,5 tỷ NDT (gần 9.000 tỷ VND) đã gây xôn xao dư luận. Qua đây chúng ta có thể hình dung được phần nào rằng gỗ kim tơ nam mộc quả thực vô cùng đắt giá.

Theo cuốn sách Ngũ tạp trở đã từng đề cập đến 4 loại gỗ nổi tiếng là kim tơ nam mộc, long não, sát mộc và hồng hoa trắng, và kim tơ nam mộc là loại gỗ đứng đầu bảng. Trong kiến trúc của Trung Quốc, kim tơ nam mộc luôn được coi là vật liệu xây dựng quý giá và cao cấp nhất. Nó thường được hoàng gia sử dụng để xây cung điện, lăng. Tử Cấm Thành cũng có rất nhiều nơi được dựng bằng loại gỗ này.

Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng- Ảnh 3.

Trong kiến trúc của Trung Quốc, kim tơ nam mộc luôn được coi là vật liệu xây dựng quý giá và cao cấp nhất. (Ảnh: Sohu)

Loại gỗ này phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, Trung Quốc.

Một điều đáng ngạc nhiên là tới 90% ngôi nhà của ông Dương và các vật dụng đều được làm bằng kim tơ nam mộc. Đó là lý do vì sao mà ngôi nhà có thể tồn tại từ thời tổ tiên của ông tới nay.

Sở dĩ được gọi là kim tơ nam mộc là bởi trong thớ gỗ khi xẻ xuất hiện những sợi tơ vàng. Những sợi tơ vàng này được tạo thành do dịch tế bào của cây bị oxy hóa sau 1 thời gian dài và tụ lại trong các khe hở của thớ gỗ.

Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng- Ảnh 4.

Sở dĩ được gọi là kim tơ nam mộc là bởi trong thớ gỗ khi xẻ xuất hiện những sợi tơ vàng. (Ảnh: Sohu)

Kim tơ nam mộc được phân thành nhiều cấp độ căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là kim tơ nam mộc âm trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm cho tới hàng vạn năm về trước, do động đất, ngập lụt, dòng lũ cuốn đất đá chôn vùi các sinh vật hay thực vật. Một số cây bị chôn vùi trong bùn được hình thành dưới tác động của vi khuẩn vi sinh vật, trong điều kiện thiếu oxy, áp suất cao, thông qua quá trình các bon hóa hàng ngàn năm tới vạn năm mà hình thành, còn được gọi là "Than hóa mộc".

Kim tơ nam mộc âm trầm có một hương thơm phảng phất rất dễ chịu và nếu để trong phòng thì nó sẽ rất lâu tan đi. Một bản gỗ lớn kim tơ nam mộc âm trầm là cực kỳ hiếm, đa phần người ta chỉ làm các thứ đồ nhỏ như vòng hạt đeo tay, hay lược gỗ. Và âm trầm được coi như vua của vua trong các loại gỗ kim tơ nam mộc.

Gỗ kim tơ nam mộc trước đây được sử dụng độc quyền bởi hoàng cung. Lần đầu tiên loại gỗ này được dùng trong hoàng cung là từ thời nhà Nguyên. Kim tơ nam mộc với màu gỗ vàng óng ánh đã được chọn để đáp ứng yêu cầu tôn lên khí chất cao quý, tao nhã của hoàng tộc.

Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng- Ảnh 5.

Một bản gỗ lớn kim tơ nam mộc âm trầm là cực kỳ hiếm. (Ảnh: Sohu)

Thời nhà Minh chính là thời điểm gỗ Kim tơ nam mộc được ưa chuộng nhất và dùng nhiều nhất. Từ cung điện, lăng tẩm cho tới bàn ghế, giường ngủ trong hoàng cung đều được làm từ loại gỗ này.

Sở dĩ kim tơ nam mộc có mức giá cao trên trời là bởi nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, loại cây này có chu kì sinh trưởng dài. Phải mất đến 100 năm để có một cây kim tơ nam mộc trưởng thành. Để trồng được một cây gỗ kim tơ nam mộc có chất lượng tốt cần mất 150 năm.

Thứ hai, sản lượng của kim tơ nam mộc không cao, thành phẩm có chất lượng hảo hạng rất hiếm.

Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng- Ảnh 6.

Phải mất đến 100 năm để có một cây kim tơ nam mộc trưởng thành. (Ảnh: Sohu)

Thứ ba, những sợi tơ vàng trong thớ gỗ được hình thành tự nhiên không hề đơn giản. Chúng cần những điều kiện đặc biệt để hình thành và không phải cây kim tơ nam mộc nào cũng cho gỗ có tơ vàng.

Thứ tư, nhiều nghiên cứu cho thấy, cây kim tơ nam mộc thường mọc ở độ cao khoảng 1000-1500m, gần đó phải có thung lũng và sông nhỏ mới đảm bảo sự phát triển bình thường của cây.

*Nguồn: Sohu, People's Daily Online, Zhihu


Bạn đang đọc bài viết "Lạ đời ngôi nhà lụp xụp ai cũng chê: Dựng từ loại gỗ trồng 100 năm mới thu hoạch, giá gần 3.000 tỷ đồng" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email [email protected]