Tây Ninh: Chủ động ứng phó thiếu nước sinh hoạt cao điểm mùa khô

24/04/2024 20:16

Hiện đã bước vào cao điểm mùa khô, nhiệt độ nóng lên từng ngày dẫn đến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tăng cao.

Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu nước

Ngày 24/4, UBND tỉnh Tây Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước; chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, thiếu nước năm 2024.

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, nhiệt độ nóng lên từng ngày dẫn đến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, khối lượng nước được người dân sử dụng từ công trình cấp nước trong tháng 3 là 303.550m3, tăng hơn 29.000m3 so với cùng kỳ.

Dân sinh - Tây Ninh: Chủ động ứng phó thiếu nước sinh hoạt cao điểm mùa khô

Trạm cấp nước sạch trên địa bàn huyện Bến Cầu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh đã chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) kiểm tra, rà soát công tác khai thác, vận hành, cấp nước tại các công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, có các biện pháp chủ động ứng phó tại các công trình có nguy cơ thiếu nước do bị ảnh hưởng từ nắng hạn năm 2024.

Lãnh đạo Trung tâm NS&VSMTNT cho biết, qua rà soát, kiểm tra tại 73 công trình cấp nước tập trung nông thôn do đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành (phục vụ cấp nước sạch sinh hoạt cho 24.898 hộ dân), có 11 công trình đang hoạt động vượt công suất thiết kế, nguy cơ thiếu nước phục vụ cho người dân trong cao điểm mùa khô năm 2024.

Để chủ động trong công tác cấp nước phục vụ cho người dân, đơn vị đã phối hợp Chi cục Thuỷ lợi kiểm tra thực tế các hạng mục tại công trình có nguy cơ thiếu nước; đo lưu lượng cấp nước tại các hộ dân nằm ở khu vực cuối tuyến ống; lên kế hoạch thực hiện bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị tại công trình; nâng cấp cụm xử lý nước; mở rộng tuyến ống cấp nước đến các hộ dân; thay lọc cát, nâng cấp hệ thống lọc nhằm nâng công suất tăng khả năng khai thác.

Nhu cầu sử dụng nước tăng

Trung tâm NS&VSMTNT cho biết thêm, do nhu cầu người dân sử dụng tăng cao, thiết bị tại công trình hoạt động liên tục, vượt công suất nên thường xảy ra sự cố, hư hỏng thiết bị như: cháy các máy bơm tại trạm, hư hỏng thiết bị trong tủ điện điều khiển, bể đường ống cấp nước...

Các sự cố này có thể làm gián đoạn việc cấp nước đến người dân. Tuy nhiên, đơn vị luôn chỉ đạo cán bộ, nhân viên bám sát địa bàn, kịp thời báo cáo các sự cố, bảo đảm vật tư, lực lượng triển khai sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Dân sinh - Tây Ninh: Chủ động ứng phó thiếu nước sinh hoạt cao điểm mùa khô (Hình 2).

Nhà máy nước sạch tại thị xã Trảng Bàng.

Hỗ trợ lắp đặt miễn phí cho khoảng 100 hộ dân tại ấp Long Hoà, xã Long Thuận có nhu cầu sử dụng nước sạch; đấu nối, hoà mạng lưới công trình cấp nước ấp 4, xã Trà Vong (huyện Tân Biên) cấp bổ sung sang công trình cấp nước ấp Suối Ông Đình, xã Trà Vong (huyện Tân Biên); đấu nối, hoà mạng lưới hệ thống cấp nước đô thị Mộc Bài với 7 công trình cấp nước hiện hữu do Trung tâm Nước sạch quản lý tại thị xã Trảng Bàng, khai thác hiệu quả hệ thống cấp nước và nâng cao khả năng cấp nước liên khu vực...

Đối với các công trình cấp nước đang hoạt động vượt công suất thiết kế, chưa bảo đảm nhu cầu cho người dân, Trung tâm NS&VSMTNT rà soát, xem xét tiến hành đấu nối, cấp bổ sung từ công trình gần địa bàn, bảo đảm phục vụ người dân.

Cụ thể, đấu nối, hoà mạng lưới từ công trình cấp nước ấp Long Châu, xã Long Khánh (huyện Bến Cầu) cấp bổ sung sang công trình cấp nước ấp Long Phi, xã Long Thuận (huyện Bến Cầu);

Để bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt, Trung tâm NS&VSMTNT khuyến cáo các hộ dân đang sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung nông thôn sử dụng nước tiết kiệm; trang bị lu, bể chứa để dữ trự nước, phòng trường hợp có tình huống sự cố tại công trình, thiếu nước xảy ra.

Bạn đang đọc bài viết "Tây Ninh: Chủ động ứng phó thiếu nước sinh hoạt cao điểm mùa khô" tại chuyên mục ĐỜI SỐNG. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email [email protected]