Hệ thống phòng không đa tầng của Israel lợi hại đến đâu?

15/04/2024 00:30

Israel vận hành hệ thống phòng không đa tầng có thể đánh chặn nhiều mối đe dọa khác nhau, từ tên lửa đạn đạo có đường bay vượt ra khỏi bầu khí quyển đến tên lửa hành trình tầm thấp và rốc-két.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel nhận được nhiều sự chú ý kể từ khi quốc gia này phát động chiến dịch quân sự ở Gaza để đáp trả cuộc tấn công ngày 7-10-2023 của nhóm vũ trang Hamas.

Theo Tổ chức Phòng thủ Tên lửa (IMDO – Israel), Vòm Sắt nằm ở lớp dưới cùng của hệ thống phòng không Israel.

Có ít nhất 10 khẩu đội Vòm Sắt ở Israel, mỗi khẩu đội được trang bị radar phát hiện tên lửa, sau đó sử dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát để nhanh chóng tính toán xem liệu mục tiêu đang bay đến có phải là một mối đe dọa an ninh hay không. Nếu đúng, Vòm Sắt sẽ phóng tên lửa từ mặt đất để tiêu diệt mối đe dọa này ngay trên không.

Vòm Sắt là một phần quan trọng trong hệ thống phòng không đa tầng của Israel. Ảnh: Reuters

Vòm Sắt là một phần quan trọng trong hệ thống phòng không đa tầng của Israel. Ảnh: Reuters

Tầng kế tiếp trong hệ thống phòng không của Israel là David’s Sling, được thiết kế để đối phó các mối đe dọa tầm thấp và tầm trung, IMDO chia sẻ với đài CNN.

David’s Sling, dự án chung giữa Israel và Mỹ, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km.

Trên David’s Sling là các hệ thống Arrow (Mũi tên) 2 và Arrow 3 được Israel phát triển chung với Mỹ.

Arrow 2 sử dụng đầu đạn phân mảnh để tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở giai đoạn bay cuối cùng của chúng tại thượng tầng khí quyển, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – Mỹ) cho biết.

Arrow 2 có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách và độ cao tối đa lần lượt là 90 km và 51 km. Đây được xem là bản nâng cấp của tổ hợp Patriot (Mỹ) từng được Israel sử dụng cho vai trò này.

Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong không gian, trước khi chúng quay lại bầu khí quyển để lao đến mục tiêu.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển. Ảnh: Reuters

Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển. Ảnh: Reuters

Israel còn sử dụng chiến đấu cơ tối tân, bao gồm máy bay tàng hình F-35I từng được quốc gia này triển khai để bắn hạ máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình.

Ở đợt tấn công ngày 13-4 của Iran, những tên lửa đạn đạo qua mặt được hệ thống phòng không đa tầng của Israel bay đến Căn cứ Không quân Netavim, gây thiệt hại nhẹ và không ảnh hưởng đến hoạt động của căn cứ này, phát ngôn viên quân đội Israel tuyên bố.

Khoảng 170 UAV, hơn 30 tên lửa hành trình và hơn 120 tên lửa đạn đạo được Iran phóng về phía Israel. "99%" trong số này bị Israel và đồng minh bắn hạ trước khi vào lãnh thổ Israel, hơn 1.770 km tính từ điểm phóng.

Chỉ "số ít" tên lửa đạn đạo đến được Israel, trong khi toàn bộ tên lửa hành trình và UAV bị bắn hạ trước khi bay vào lãnh thổ nước này, người phát ngôn Daniel Hagari của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) khẳng định.

David’s Sling, dự án chung giữa Israel và Mỹ, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km. Ảnh: Reuters

David’s Sling, dự án chung giữa Israel và Mỹ, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km. Ảnh: Reuters

Bạn đang đọc bài viết "Hệ thống phòng không đa tầng của Israel lợi hại đến đâu?" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email [email protected]