Cả dầu Brent và WTI đều lao dốc khi rủi ro gián đoạn nguồn cung ngày càng thấp và tồn kho dầu Mỹ tăng mạnh. Giá dầu thô Brent giao dịch quanh mốc 87 USD/thùng. Dầu thô Mỹ WTI giảm về mức 82 USD/thùng.
"Dầu thô không thể duy trì đà tăng cuối tuần trước, khi thị trường cho rằng căng thẳng Israel - Iran có thể hạ nhiệt sau phát biểu mang tính xoa dịu của Iran", ông Yeap Jun Rong, chuyên gia thị trường tại công ty tài chính IG chia sẻ với Reuters. Ông cho rằng rủi ro đứt gãy nguồn cung trong giá dầu đang giảm dần, do kịch bản này ngày càng bất khả thi.
Ông John Kilduff, cổ đông sáng lập của công ty tư vấn đầu tư Again Capital, cho rằng khi nói về Iran, mọi người đều tập trung vào eo biển Hormuz. Cũng theo chuyên gia này, việc đóng cửa eo biển gần như là không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu họ bắt đầu ngăn chặn tàu di chuyển thì thị trường dầu mỏ sẽ chú ý.
Bên cạnh đó, lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng đã tạo thêm áp lực bán ra. Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế (EIA) vào tuần trước cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 2,7 triệu thùng, gần gấp đôi kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 1,4 triệu thùng.
Tồn kho dầu thô Mỹ tăng cũng gây thêm sức ép lên giá dầu. Số liệu cuối của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu Mỹ đã tăng 2,7 triệu thùng tuần trước. Con số này gấp đôi dự báo của giới phân tích.
"Giá dầu chịu sức ép từ tồn kho dầu Mỹ lớn và khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hoãn nâng lãi suất, khiến USD mạnh lên", Tina Teng, nhà phân tích thị trường độc lập, chia sẻ trên Reuters. Đồng USD mạnh khiến dầu đắt đỏ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác.
Hôm 19/4, ông Austan Goolsbee, Chủ tịch Fed Chicago, ra tín hiệu Mỹ có thể duy trì lãi suất cao thêm một thời gian nữa, do cuộc chiến chống lạm phát chưa có tiến triển. Nhà đầu tư hiện cho rằng phải đến tháng 9, Fed mới bắt đầu hạ lãi suất.